7 bước của quy trình sản xuất cọc bê tông đúc sẵn

Cọc bê tông đúc sẵn là một trong những loại cấu kiện bê tông được sử dụng nhiều nhất tại các công trình xây dựng hiện nay. Có nhiều bạn thắc mắc, cọc bê tông được sản xuất theo quy trình như thế nào? Gồm bao nhiêu bước?. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ được 7 bước của quy trình sản xuất cọc bê tông đúc sẵn 



Bước 1. Thi công lắp ráp khuôn


Khuôn được chế tạo bằng thép nên có độ bền rất cao, đặc biệt là sai số khi sử dụng khuôn bằng thép là rất nhỏ. Trước khi tiến hành lắp ráp, chúng ta cần vệ sinh khuôn sạch sẽ và quét qua lớp dầu chống dính, thuận tiện cho việc tháo dỡ sau này.

Bước 2. Gia công và lắp đặt cốt thép vào khuôn


Để đảm bảo tiêu chuẩn cho cọc bê tông, các loại cốt thép cần được gia công và lắp đặt đúng tiêu chuẩn. Sau khi lắp đặt xong, phòng TN-KCS sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đồng ý cho phép chuyển sang bước thứ 3.



Bước 3. Tiến hành đổ bê tông


Các loại vật liệu được phối trộn với nhau theo đúng tỉ lệ và được kiểm tra kĩ lưỡng bằng các loại máy chuyên dụng. Bê tông sau khi trộn xong sẽ được các thiết bị vận chuyển đến và đổ trực tiếp vào ván khuôn. Trong quá trình rãi bê tông cần chú ý mép phễu cách mép trên của sản phẩm vào khoảng 20 cm, tốc độ rãi vừa phải, dao động khoảng 40 – 50 m/phút, mỗi lần rãi bê tông sẽ có độ dày từ 20-25cm. Lúc này cần sử dụng các loại máy để đầm bê tông, đầm xong lớp thứ nhất rồi tiến hành đổ thêm lớp bê tông tiếp theo.



Quá trình đầm bê tông cần chú ý thực hiện theo đúng kỹ thuật, đầm đến khi thấy bề mặt bê tông phẳng, không còn có hiện tượng bọt khí nổi lên thì lúc đó mới đạt yêu cầu. 

Bước 4. Lựa chọn 1 mẫu để thí nghiệm, kiểm tra


Trước khi thực hiện hàng loạt, cần tiếp hành đổ thử một mẫu cọc bê tông cốt thép để thí nghiệm và kiểm tra. 

Bước 5. Khâu dưỡng hộ sản phẩm


Sau khi quá trình đổ bê tông hoàn tất cần dùng vải bạt phủ kín. Khoảng 10 giờ sau, tùy thuộc vào thời tiết sẽ tiến hành tưới nước để bổ sung, đảm bảo bề mặt bê tông luôn trong trạng thái ẩm.

Quá trình dưỡng hộ sản phẩm rất quan trọng, vì vậy cần theo dõi để thực hiện đúng cách. Khi dưỡng hộ kết thúc thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra để đánh giá chất lượng sản phẩm.


Bước 6. Tháo ván khuôn


Khoảng 1 ngày sau thì ta có thể tiến hành tháo ván khuôn bên thành. Chú ý, trong quá trình tháo cần đặc biệt cẩn thận, tránh việc tháo dỡ sai kỹ thuật làm tác động lực mạnh vào sản phẩm.



Bước 7. Xếp dỡ và vận chuyển


Khoảng 2-3 ngày, lúc này bê tông sẽ đạt 60-70% về cường độ. Dùng các loại cẩu dỡ sản phẩm ra khu vực sắp xếp tạm để bộ phận KCS kiểm tra lần cuối trước khi đóng dấu và kê xếp vào nơi cố định.

Xem thêm: 9 nguyên nhân chính dẫn đến việc sàn bê tông cốt thép bị nứt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thi công móng nhà như thế nào để vừa tiết kiệm lại đảm bảo chất lượng

9 nguyên nhân chính dẫn đến việc sàn bê tông cốt thép bị nứt